Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, kinh tế số, ngành công thương Hà Nam xác định, trước tiên cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách, pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, từng bước thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo hướng phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, điều hành, tác nghiệp và giao dịch sang môi trường số.
Với quan điểm đó, trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế số ngành công thương Hà Nam giai đoạn đến năm 2030, Sở Công Thương chú trọng công tác phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn, phổ cập kỹ năng số trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; quan tâm hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả marketing và bán hàng trực tuyến thông qua việc tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn; triển khai chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực đạt mức độ chuyển đổi số cao để hình thành các doanh nghiệp số; xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.
Hướng tới xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh, ngành công thương Hà Nam còn tăng cường công tác quản lý, giám sát tình hình thị trường hàng hóa, chống gian lận thương mại, hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử; vận hành, khai thác hiệu quả Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Nam; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đưa sản phẩm, dịch vụ của mình lên các sàn thương mại điện tử, nhất là sàn thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam và Viettel Post (Postmart.vn; voso.vn); triển khai nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị, kết nối các nhà sản xuất, nhà phân phối, các công ty thương mại điện tử.
Ngoài ra, Sở Công Thương còn tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp ngành công thương; thực hiện cập nhật các dữ liệu thông tin cụm công nghiệp, cập nhật thay đổi thông tin doanh nghiệp trên hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ; thực hiện có hiệu quả các đề án khuyến công hỗ trợ trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Trao đổi về nội dung này, ông Lê Nguyên Ngọc, Giám đốc Sở Công Thương khẳng định: Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, kinh tế số ngành công thương trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương Hà Nam đã xây dựng kế hoạch, giao trách nhiệm cho các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc sở trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1753 của Bộ Công Thương gắn với quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Mục tiêu là đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế số ngành công thương, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong ngành nhằm phát triển kinh tế số hiệu quả, bền vững.
Những con số ấn tượng trong phát triển kinh tế số
Theo đánh giá của ngành chức năng, chương trình phát triển kinh tế số đã mang lại những hiệu quả nhất định, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Đến nay, hơn 4.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số; gần 2.800 doanh nghiệp sử dụng nền tảng số.
Thông qua các đề án: Xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho một số sản phẩm của tỉnh Hà Nam; đào tạo phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đã hỗ trợ cho hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia và có tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử, có tài khoản thanh toán điện tử. Riêng Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh, Voso.vn, Postmart.vn đã thu hút trên 1.000 hộ sản xuất trong tỉnh tham gia với hàng nghìn sản phẩm được đưa lên sàn.
Thời điểm này, gần 99% số doanh nghiệp của tỉnh đã nộp thuế điện tử; 100% số doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; trên 50% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có website, trong đó khoảng 60% doanh nghiệp đã tích hợp tính năng tương tác trực tuyến (Zalo, Facebook...) với khách hàng trên chính các nền tảng website đó và có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; gần 2.600 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng tên miền .vn.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2024 và những năm tiếp theo, ngành công thương Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số của ngành, mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong ngành công thương đạt mức tối thiểu là 20%.
Tỷ lệ người dân tham gia mua sắm trực tuyến đạt khoảng 70% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ doanh nghiệp trong tỉnh ứng dụng thương mại điện tử phấn đấu đạt từ 80% trở lên. Doanh số bán lẻ thương mại điện tử tăng trưởng bình quân khoảng 25%/năm; tỷ trọng bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ phấn đấu đạt 20%.
Đến năm 2030, có 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; trên 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; tỷ lệ doanh nghiệp ngành công thương sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện hoạt động chuyển đổi số cơ bản đạt 70%.
Khoảng 80% người tiêu dùng, tổ chức cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh có thể tương tác toàn diện thông qua các hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng và cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 80% các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh ngành công thương trong tỉnh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Trên 50% các dịch vụ kết nối thị trường của doanh nghiệp thực hiện trên hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.
Từ nay đến năm 2030, Sở Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ khoảng trên 1.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn kết nối giao thương, xúc tiến thương mại; trên 10.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh được tham gia tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
TheoNguyễn Oanh (Báo Hà Nam)
" alt=""/>Thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành công thương![]() |
Trường THCS&THPT Thạnh Thắng (huyện Vĩnh Thạnh) |
Trao đổi với VietNamNet, cô Hồng Thảo cho biết, mình bị phân công xuống làm giáo viên chứ không phải bị miễn nhiệm.
“Lấy lý do không đạt phiếu tín nhiệm để phân công tôi xuống làm giáo viên là không thuyết phục. Vì, trong thời gian tôi kiện Giám đốc Sở GD-ĐT ra toà nhưng họ lấy phiếu tín nhiệm là “không đúng”. Về công tác nhân sự thì tôi không bàn tới, tuy nhiên việc tôi đang làm hiệu trưởng nhưng xuống làm giáo viên ngay tại trường đó thì không phù hợp”, cô Thảo cho biết.
Bà Thảo nói thêm: “Tôi chấp nhận quyết định phân công đó. Hiện nay, học sinh đang trong giai đoạn thi học kì, các lớp cũng đủ giáo viên nên chưa ai phân công việc cụ thể tôi là gì. Sở phân công gì tôi làm cái đó, nhưng tôi sẽ làm các bước đủ quy định để dành lại sự công bằng, uy tín cho mình”.
Bà Thảo nói thêm: “Lãnh đạo đọc xong quyết định và nói vài câu là đi về, tôi giơ tay xin phát biểu nhưng không được”.
Bà Thảo chia sẻ, thời điểm quyết định kiện Giám đốc Sở GD-ĐT ra toà thì bà đã chuẩn bị “tâm lý, dự được tình huống ngày hôm nay”, nên không bất ngờ khi bị phân công xuống làm giáo viên.
Trước đó, tháng 11/2019, Sở GD-ĐT TP Cần Thơ đã có kết luận thanh tra trách nhiệm đối với Hiệu trưởng trường THCS&THPT Thạnh Thắng là bà Nguyễn Thị Hồng Thảo.
Kết luận này đã chỉ ra nhiều sai phạm, vi phạm nghiêm trọng của bà Thảo. Trong đó, có việc bà Thảo là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về việc phát tán hình ảnh được cho là khiêu dâm của ông Tr. (hiệu phó nhà trường).
Ông Tr cho biết, đó là ảnh chụp nửa thân dưới của ông trong tình trạng không mặc gì. Những tấm ảnh này được chụp trong phòng tắm tại nhà riêng bằng điện thoại của mình. Thầy hiệu phó trình bày, có những tấm ảnh ông đã xóa trong điện thoại nhưng vẫn xuất hiện đầy đủ trên tài khoản thư điện tử của trường...
Theo Sở GD-ĐT, bà Thảo mở mail nhà trường rồi vào Google ảnh thì phát hiện nhiều ảnh cá nhân của ông Tr. Bà đã cho nhiều người xem và phát tán thông tin về hình ảnh của ông Tr, tự mình gọi báo công an để vào trường xác minh.
Vụ việc diễn biến kéo dài. Ngày 30/7/2020, bà Thảo khởi kiện Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ ra toà, yêu cầu tuyên huỷ kết luận thanh tra số 2910 ngày 15/11/2019 về việc thanh tra trách nhiệm của Hiệu trưởng trường THCS -THPT Thạnh Thắng và quyết định 1387 ngày 30/6/2020 về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc Sở GD-ĐT.
Đến ngày 21/1/2021, Toà án TP Cần Thơ đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính liên quan vụ bà Thảo kiện Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ.
Sau đó, bà Thảo kháng cáo xử phúc thẩm và được Toà án nhân cấp cao tại TP HCM thụ lý đơn vào ngày 2/3/2021 vừa qua.
Ngày 19/6, nguồn tin của VietNamNet cho biết, TAND cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định liên quan vụ “bà Nguyễn Thị Hồng Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Thạnh Thắng (huyện Vĩnh Thạnh) kiện Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ.
" alt=""/>Nữ hiệu trưởng kiện giám đốc Sở ở Cần Thơ bị mất chứcTrong khi đó, trên Telegram, các quảng cáo game cờ bạc lại xuất hiện trong các nhóm và kênh với lượng người tham gia vô cùng lớn, đặc biệt là các nhóm hay kênh có nội dung về tình dục, truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ… Các quảng cáo này đều được thực hiện một cách tự động thông qua bot và liên tục hiện ra theo các lệnh được cài đặt sẵn từ trước.
Theo anh Khôi Nguyễn, một người đang làm các dịch vụ trên mạng xã hội tại TP.HCM, rất khó để chặn các quảng cáo game cờ bạc, cá cược trên Facebook. Bởi nền tảng này đang cho phép cá nhân chạy quảng cáo các nội dung dạng này. Trước đây, các quảng cáo game cờ bạc, cá cược thường được các tài khoản quảng cáo ở trong nước thực hiện trên Facebook, nhưng giờ đây do sợ bị phạt, nên các dịch vụ này “lách luật” bằng cách thuê đội nước ngoài thực hiện. Chính vì thế, luật có cấm cũng không nổi, vì nền tảng vẫn đang cho chạy thoải mái.
Anh Nguyễn Thành Nam, một người đang làm marketing tự do cho một số dự án trên Telegram cũng chia sẻ, trên Facebook chặn đã khó, trên Telegram để chặn được quảng cáo game cá cược, cờ bạc còn khó hơn, bởi nó được thực hiện hoàn toàn tự động, rất khó để truy vết. Các bot đều được lập trình sẵn các lệnh chạy quảng cáo mà không cần sự can thiệp của con người, nên để biết ai là người chạy gần như là không thể.
Sẽ chặn các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật vào Việt Nam
Đây là một trong những nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Luật Quảng cáo sửa đổi đã được Bộ TT&TT gửi đến Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Quảng cáo sửa đổi) để hoàn thiện việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
Theo Bộ TT&TT, 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT&TT.
Người kinh doanh quảng cáo trên mạng phải tiến hành xác minh danh tính của người quảng cáo. Lưu trữ thông tin, hồ sơ về hoạt động quảng cáo trong vòng 1 năm kể từ ngày cuối cùng quảng cáo được hiển thị.
Phải có giải pháp kỹ thuật kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống cung cấp dịch vụ; Lưu trữ các thông tin về quy tắc của phương thức phân phối quảng cáo, thuật toán phân phối quảng cáo được sử dụng để phát hành quảng cáo trên mạng Internet.
Về quy trình ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng, theo Bộ TT&TT, đối với hoạt động quảng cáo trên mạng do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, Bộ TT&TT là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng, Bộ TT&TT sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.